Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ hiện đang rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn thiết kế. Mặc dù việc bố trí thang máy đối với nhà ở sẽ có phần chiếm diện tích hơn so với các công trình khác. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp hoàn hảo, hài hòa với không gian sẽ giúp bạn đảm bảo công năng sử dụng. Đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc tổng thể ngôi nhà của bạn đấy nhé! Dưới đây sẽ có một số mẫu thiết kế thang máy và thang bộ trong nhà đẹp mê ly mà bạn nên xem thử.
Phương án bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Thiết kế kiểu nhà thang máy nằm giữa thang bộ
Thang máy nằm giữa thang bộ là cách lắp đặt được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là những dự án ngôi nhà không được xây dựng sẵn hố thang máy. Ngoài ra, đối với những ngôi nhà đang ở, nếu chưa có sẵn hố thang máy nhưng muốn đưa thang máy vào sử dụng thì bạn có thể lựa chọn mẫu thiết kế này. Phương án lắp đặt này sử dụng khu vực giếng trời nên có thể giúp tiết kiệm tối đa diện tích.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm tối đa diện tích khi tận dụng được khoảng không gian trống từ giếng trời.
- Dễ dàng thiết kế, xây dựng và lắp đặt với cầu thang bộ có bậc thấp hơn. Bởi vì tổng chiều dài của thang bộ luôn dài hơn hành trình di chuyển của thang máy.
- Có thể tận dụng thang máy như tay vịn cho thang bộ. Vì vậy, có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng và thời gian hoàn thiện nhanh hơn.
Nhược điểm:
- Bởi vì tận dụng khoảng không gian trống từ giếng trời để lắp đặt thang máy nên ngôi nhà của bạn sẽ không thể lấy được ánh sáng tự nhiên. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, khó chịu vì ánh sáng và không khí không thể lưu thông vào bên trong.
Thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ nằm bên cạnh nhau
Đây là phương án thiết kế phổ biến được dùng nhiều ở các công trình nhà ống, nhà phố. Đặc biệt là với những ngôi nhà có chiều sâu lớn nhưng mặt tiền khá hẹp.Thang máy và thang bộ sẽ được bố trí lắp đặt ở giữa nhà, mỗi tầng chia làm hai phòng, nằm ở hai bên.
Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng đến việc lấy ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông của ngôi nhà sẽ không bị cản trở.
- Thang máy đặt riêng biệt với thang bộ nên đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn cho ngôi nhà. Bạn có thể tùy ý thiết kế phần tay vịn cho thang bộ.
Nhược điểm:
- Độ dốc cầu thang bộ lớn hơn, tạo cảm giác khó khăn cho người đi.
- Cách thiết kế này không khả thi với những công trình cải tạo nhà. Bởi nếu muốn thay đổi việc lắp đặt thì bạn cần phải sửa chữa và bố trí lại toàn bộ không gian ngôi nhà.
- Có thể sẽ thu hẹp diện tích cầu thang bộ
Thiết kế kiểu nhà có thang máy đối diện thang bộ
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ được bố trí đối diện nhau thường gặp trong các công trình có chiều rộng khoảng 5m. Một điểm cộng cho phương án thiết kế này chính là sự thuận tiện đi lại của người sử dụng và chỉ phù hợp đối với những ngôi nhà rộng, có hành lang thoáng đãng. Thông thường, các chủ nhà sẽ chọn bố trí thêm nhà vệ sinh bên cạnh để tạo nên một khối giao thông chung.
Ưu điểm:
- Thang bộ rộng rãi, thông thoáng hơn so với những cách bố trí khác
- Sử dụng thang máy thuận tiện hơn
- Dễ dàng khắc phục các lỗi phong thủy trong thiết kế nhà ống.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp lắp đặt cho những ngôi nhà rộng như biệt thự, nhà phố,…
Thiết kế kiểu nhà có thang máy nằm cuối nhà (chiều sâu nhà ngắn)
Đối với kiểu thiết kế thang máy nằm cuối nhà thường được lựa chọn sử dụng cho những công trình có chiều ngang từ 3m2 đến 5m2. Với kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ này, người ta sẽ bố trí thang máy nằm cạnh thang bộ. Tuy nhiên khác một điều là thiết kế sao cho thang máy và thang bộ vừa khít theo bề ngang của nhà và vị trí được đặt ở cuối ngôi nhà. Thang bộ sẽ có sự thay đổi về kích thước để phù hợp với thiết kế thang máy.
Ưu điểm:
- Diện tích cầu thang bộ to, rộng và thông thoáng.
- Tạo không gian thoáng mát, rộng rãi hơn cho ngôi nhà
Nhược điểm:
- Nếu muốn sử dụng thang máy thì bạn phải đi đến cuối nhà
- Nếu muốn bố trí nhà vệ sinh bên cạnh thang máy và thang bộ thì cần phải giảm kích thước của thang máy và diện tích thang bộ để phù hợp với không gian ngôi nhà
Những điều cần lưu ý khi kết hợp thang máy và thang bộ
Khi bố trí kết hợp giữa thang máy và thang bộ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Đảm bảo dễ dàng di chuyển, lưu thông, thuận tiện trong việc đi lại. Tránh trường hợp bố trí nhưng gây khó khăn trong việc di chuyển.
- Đảm bảo yếu tố hài hòa với không gian và kiến trúc tổng thể ngôi nhà.
- Đặc biệt chú ý đến yếu tố phong thủy hợp hướng nào, nhằm tạo nên khí vận, sự may mắn và tài lộc cho gia đình
Gợi ý top 10+ kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đẹp
Những phương án thiết kế cho kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bạn cần phân tích rõ nhu cầu sử dụng và diện tích ngôi nhà để có thể cân nhắc và bố trí một cách phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa trên sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.