Những mẫu bản vẽ móng cọc ép nhà dân là một trong những bản vẽ chi tiết cực kỳ quan trọng trong thiết kế của nhiều loại nhà ở hiện nay bởi vì nếu thiếu đi bản vẽ này sẽ có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với công trình nhà ở về vấn đề phần móng nhà trong tương lai dẫn đến nguy cơ ngôi nhà có thể đổ vỡ hay sụp lún bất kỳ lúc nào. Vì thế trước khi lựa chọn cho phần bản vẽ thiết kế mặt tiền cũng như nội thất bên trong ngôi nhà thì gia chủ nên có thái độ kiên quyết cho phần thiết kế bảng vẽ móng nhà trước nhất để gia chủ có thể dễ dàng tham khảo tổng quan phần móng nhà mình một cách thuận tiện và chi tiết nhất từ đó đưa ra được các thông số cũng như đánh giá khách quan về phần móng nhằm có sự thay đổi hay không trong cấu trúc thiết kế để các kiến trúc sư có thể xem xét và bổ sung.
Bản vẽ móng cọc ép nhà dân với những đánh giá chung và vì sau phải cần có bản vẽ chi tiết?
Mặt bằng về bản vẽ móng cọc ép nhà dân
Bản vẽ mặt bằng là hình chiếu đứng của công trình lên mặt phẳng nằm ngang, tạo cho người nhìn loại cảm giác dường như đang đứng ở vị trí cao nhất và có thể quan sát được không gian chung của công trình. Sơ đồ mặt bằng là một hình ảnh quan trọng. Hầu hết các bản vẽ đều cho chúng ta biết kích thước và bố cục của căn phòng, các khoảng không gian nhà, cũng như vị trí và kích thước của các bộ phận và chi tiết trong phòng.
Móng cọc là một trong những loại móng phổ biến (bên cạnh móng băng, móng bè) thường được áp dụng trong các loại móng nhà. Phần chi tiết về móng cọc là có hình trụ dài, vật liệu sử dụng cho móng loại này là bê tông hoặc cừ tràm cấm xuống đất nhằm làm tăng độ ổn định cho cấu trúc của ngôi nhà bên trên.
Móng cọc thường được dùng cho các công trình có kết cấu lớn hoặc đất nền yếu, thường xuyên bị sạt lở hoặc có độ lún cao. Bên trong móng cọc có 2 thành phần chính sẽ là đài cọc và một nhóm cọc truyền tải phần trọng lực của toàn bộ công trình từ ngôi nhà bên trên xuống dưới thành móng giúp tăng khả năng chịu tải.
Mặt bằng của móng cọc là bản vẽ thể hiện sự bố trí cốt thép cùng với các thông số kỹ thuật của cấu kiện móng. Trong xây dựng, sơ đồ bản vẽ móng cọc được gọi là bản vẽ thi công thể hiện cấu tạo tĩnh của móng cọc. Trong đó thông tin kỹ thuật sẽ được ghi rõ ràng như: chiều cao, độ dày của móng, chi tiết thép của những cấu kiện chính (bao gồm bản móng và nẹp móng), số lượng cột,loại cột sử dụng, khoảng cách giữa các cột, kích thước cột , cách trình bày,…
Ngoài ra, một bản vẽ móng cọc hoàn chỉnh còn thể hiện các thông tin về: biến tần, tên công trình, nơi sử dụng, đơn vị thi công, tên phần tử, tên bản vẽ và các thông tin liên quan khác.
Sức chịu tải trong bản vẽ móng cọc nhà dân
Tiết diện phần cọc: Nhà ở phổ biến cho gia đình thường thấp (khoảng 3-7 tầng), tải trọng truyền xuống móng nhìn chung không lớn (khoảng 50-100 tấn) nên cọc làm nhà thường là cọc ép có tiết diện 200 x 200, cấp độ bền bê tông B15 hoặc B20, cốt thép dọc 4D14 trong nhóm CB300-V, đoạn cọc dài khoảng 4 ~ 6m. Nếu bạn tham khảo các công trình nhà đang thi công có móng cọc thì sẽ thấy hầu hết đều sử dụng máy ép cọc. Ngoài máy đóng thi công loại cọc này khá đơn giản, công suất (lực ép) thấp và chỉ phù khi sử dụng với loại cọc này. Bạn nên tìm hiểu thêm về phương pháp kích ép neo là một phương pháp phổ biến để đóng cọc nhà dân.
Lực ép móng phải chịu khi thi công: Cọc 200 x 200 thường có sức chịu tải vật liệu khoảng 50 T (500 kN), nếu lực ép lớn hơn giá trị này có thể dẫn đến gãy đầu cọc, do đó tham số Pmax = 50 T (giá trị lực) đã được xem xét. Lực ép tối đa khi đóng cọc, gia chủ phải lưu ý giá trị này trên bản vẽ). Cọc phải được ép vào lớp đất tốt thì lực cản của đất sẽ tăng lên, đồng thời lực ép cũng phải tăng để tăng lực cản của đất để đẩy cọc xuống, do đó áp lực trong khi đóng cọc phản ánh sức chịu tải của cọc. Tất nhiên gia chủ cần cọc có thể chịu áp lực cho toàn bộ tải trọng ngôi nhà, vì vậy trong đóng cọc ta cũng phải quy định lực ép lớn nhất và nhỏ nhất. Khi thi công cọc lấy Pmin = 40T (giá trị lực ép nhỏ nhất để đảm bảo sức chịu tải mong muốn của cọc).
Các mẫu bản vẽ móng cọc ép nhà dân chuẩn với mọi kích thước nhà ở
Bản vẽ móng cọc ép nhà dân mẫu số 1

Bản vẽ móng cọc ép nhà dân mẫu số 2

Với 10+ bản vẽ móng cọc ép nhà dân chuẩn nhất bên trên, giúp gia chủ có thể dễ dàng chọn lựa mẫu thi công cọc nhà ở theo ý muốn của mình giúp đảm bảo được độ vững chắc của ngôi nhà trong tương lai cũng như giúp tiết kiệm các chi phí xây móng ở hiện tại.